Từ Toyoda đến Toyota cả một quá trình phấn đáu không mệt mỏi
Sakichi Toyoda là một người thợ mộc tài hoa và cũng chính là người sáng lập Tập đoàn Toyota. Sakichi Toyoda được biết đến là một trong những nhà phát minh ra máy dệt hiện đại đầu tiên cho nước Nhật. Có sẵn trong mình tố chất kinh doanh, năm 1891, Sakichi Toyoda đăng ký bản quyền cho chiếc máy dệt của mình và chính thức trở thành ông chủ chuyên sản xuất và phân phối máy dệt.
Trong chuyến công tác ở Mỹ để tìm hiểu phát triển dự án máy dệt tự động, Sakichi Toyoda nhận thấy ô tô ở Mỹ rất phổ biến, trong khi Nhật Bản lại không hề có. Đúng thời điểm đó, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên chiếc 800 xe ô tô của Ford và lòng tự tôn dân tộc của ông lại nổi lên.
Sau khi về nước, Sakichi Toyoda đã chia sẻ suy nghĩ với con trai Kichiro Toyoda và quyết định đầu tư một khoản tiền lớn để con thành lập trung tâm nghiên cứu về ô tô do ông đứng lên điều hành. Sau đó, cả hai cha con vừa duy trì phát triển nhà máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị dây chuyền sản xuất ô tô đầu tiên tại Nhật Bản. Đến năm 1930, gia đình Toyoda lần lượt hoàn thiện dây chuyền sản xuất thân xe, gầm xe và động cơ.
Đến năm 1936, người con trai Kichiro Toyoda chính thức tiếp quản công ty Kichiro Toyoda và tiến hành thay chữ “d” bằng chữ “t” trong tên gọi Toyoda. Tên gọi mới “Toyota” phát âm không rõ như “Toyoda” nhưng nó lại phù hợp hơn với tâm lý quảng cáo. Toyota có 8 nét trong khi Toyoda có 10 nét. Theo quan niệm truyền thống của Nhật Bản, số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự phát triển không ngừng. Còn số 10 lại là con số tròn trĩnh và không có chỗ cho sự lớn mạnh, tăng trưởng và phát triển.
Vào tháng 4/1937,Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Kể từ đó, thương hiệu Toyota đã trở thành một biểu tượng và niềm tự hào của người Nhật.
Sau đó, ông chủ Sakichi Toyoda đã tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty với tiêu chí: dễ hiểu, gợi tả được nguồn gốc và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Cuộc thi đã thu hút hơn 27.000 mẫu biểu tượng và chỉ có một biểu tượng “Toyota” với một hình tròn bao quanh.
Tuy nhiên, hiện nay logo Toyota bao gồm 3 hình e-líp lồng vào nhau (tượng trưng cho ba trái tim) mang 3 ý nghĩa: một là thể hiện sự quan tâm với khách hàng, một là tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là nỗ lực không ngừng để phát triển khoa học công nghệ.
Chiến tranh: Bàn đạp để Toyota khẳng định vị thế trên trường quốc tế
Sau thế chiến thứ II, đất nước Nhật Bản trở nên hoang tàn đổ và đổ nát. May mắn là nhà máy Toyota tại Aichi không bị tàn phá. Đây chính là cơ hội để Toyota bắt đầu quá trình phục hồi với việc sản xuất chiếc ô tô phương mại đầu tiên có tên Model SA.
Chỉ trong 5 năm đã có 215 chiếc SA Toyopet xuất xưởng. Mẫu SD, một phiên bản xe taxi, đã đạt doanh số đáng ngạc nhiên với 194 xe bán ra chỉ trong 2 năm. Mẫu SF Toyopet đã trở thành chiếc ô tô phổ biến đầu tiên của hãng xe Nhật Bản với động cơ được nâng cấp và được bổ sung thêm phiên bản cho xe taxi. Ngay sau đó là sự ra đời của mẫu RH với sức mạnh động cơ 48 mã lực.
Ngoài các mẫu xe trên, Toyota đã bắt tay vào sản xuất mẫu xe tải phổ thông mang tên Land Cruiser. Năm 1955, Toyota tiến hành sản xuất chiếc xe sang đầu tiên với tên gọi Toyota Crown. Xe được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 1.5 lít kết hợp hộp số 3 cấp. Tiếp đến là chiếc Corona sử dụng động cơ dung tích 1.0 lít. Cũng trong năm 1955, chỉ có 700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con số này tiếp tục tăng chóng mặt với 11.750 xe vào năm 1958 và 50.000 xe vào năm 1964.
Toyota vươn ra thế giới như thế nào
Và khởi đầu quá trình vươn ra thế giới của Toyota là việc xuất khẩu Land Cruiser và Toyopet sang thị trường Mỹ năm 1958. Vì lợi nhuận thu về không mấy khả quan nên Toyota quyết định rút Toyopet khỏi Mỹ để tập trung phát triển cho 2 mẫu xe chiến lược bao gồm Avaton và Camry.
Vào năm 1959, Toyota đã mở nhà máy đầu tiên ngoài vùng lãnh thổ Nhật Bản tại Bra-xin.
Sản phẩm “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là Tiara, hay còn gọi là Toyota Corona PT20, sản xuất năm 1964. Mẫu xe 6 chỗ này sở hữu động cơ 70 mã lực và đạt vận tốc tối đa 144 km/h. Sau đó một năm, chiếc Toyota Corona ra đời có giá dưới $2000. Ngay lập tức, doanh số bán hàng đạt 6400 xe trong năm 1965 và tăng lên 71.000 vào năm 1968 và “vọt” lên gần gấp đôi mỗi năm khi đạt 300.000 xe vào năm 1971.
Cuối những năm 1950, Toyota Nhật Bản chỉ là 1 công ty rất bé trên thế giới. Năm 1963, Toyota là hãng xe đứng thứ 93 trên thế giới và năm 1966 vượt lên vị trí thứ 47.
Đến năm 1967,Toyota đặt dấu mốc phát triển quan trọng tại thị trường Mỹ với Corona sedan 4 cửa – đối thủ chính của chiếc Volkswagen Bettle. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của Toyota Crown với 2 phiên bản wagon và sedan. Xe sở hữu động cơ 6 xi-lanh hoàn toàn mới cho công suất 115 mã lực tại 5200 vòng/phút. Crown được trang bị hộp số tay 4 cấp (tại thời điểm đó hộp số tay 3 cấp khá phổ biến) hoặc hộp số tự động 2 cấp (cho dù phần lớn người Mỹ đã quen với hộp số tự động 3 cấp). Tuy Crown chưa từng đạt doanh số bán ra cao nhất nhưng luôn luôn tốt hơn nhiều so với những xe ngoại khác cùng phân khúc.
Không lâu sau đó, Toyota lại giới thiệu đến người tiêu dùng Mỹ chiếc 2000GT danh tiếng với kiểu dáng của một mẫu xe thể thao của Anh: mui xe lớn, gần như không có cabin và cốp xe. Xe dùng động cơ 6 xi-lanh dung tích cho 150 mã lực đi kèm hộp số tay 5 cấp. Đến năm 1966, 2000GT đã lập 16 kỷ lục thế giới về tốc độ và độ bền. Xe mất đến hơn 10 giây để gian tăng tốc từ 0 lên 96 km/h. Bù lại, xe có thể chạy trên đoạn đường 400 mét trong 15,9 giây và rất ổn định ở những khúc cua.
Năm 1969, Corolla được giới thiệu và chiếm được không ít cảm tình của người Mỹ. Tiếp sau đó là những mẫu pick-up nổi tiếng nhờ sự ổn định, bền bỉ và đáng tin cậy.
Nhờ khoa học công nghệ phát triển cùng với xu hướng sử dụng xe ô tô ngày một tinh tế và tiết kiệm nhiên liệu hơn, Toyotakhông ngừng nghiên cứu để cho ra đời những đứa con tinh thần có giá trị nhất. Phải kể đến là những mẫu xe đâng làm mưa làm gió tại Việt như Toyota Camry hay Innova. Mới đây nhất chính là những mẫu xe Toyota Hybrid (Xăng – Điện)